Cloud Economy

Ngành dệt kim và may mặc

Ngành dệt kim: Trình độ công nghệ ở mức trung bình khá, vì là sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ nên được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư cải thiện chất lượng sản phẩm nâng tính cạnh tranh trên thị trường.

Ngành may mặc: Ngành may mặc Việt Nam phát triển khá nhanh trong 15 năm nay, đặc biệt là trong 5 năm gần đây cùng với việc mở cửa thị trường Hoa Kỳ. Trình độ ngành may mặc Việt Nam không cách xa với mức tiên tiến trên thế giới và là ngành được đánh giá có trình độ công nghệ khá.

Theo ông Nguyễn Đình Trường Tổng Giám Đốc Cty May Việt Tiến (TP.HCM) cho biết “Trong năm 2005 đã đưa vào hoạt động xí nghiệp may Veston Vimiky với số vốn đầu tư 2 triệu USD, giải quyết cho khoảng 340 lao động có việc làm. Hiện Vimiky đang trong giai đoạn vừa sản xuất vừa nhận chuyển giao công nghệ với năng xuất bình quân khoảng 5.200 bộ/tháng về sau có thể lên đến 11.700 bộ/tháng.”

Hiện tại, Vinatex đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển và khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới hoặc sản phẩm có chất lượng khác biệt như sản phẩm dệt thoi trên cơ sở vải coton CLC, vải spandex, vải thời trang nhiều thành phần, linen / tơ tằm / viscose / bông / QE …; sản phẩm dệt kim Thu Đông, dệt kim thời trang, đồ lót……; sản phẩm dệt đa chức năng, sản phẩm kỹ thuật..; nhóm sản phẩm nội thất như vải bọc đồ gia đình, xe hơi, thảm trải sàn……

Triển khai các đề tài: Sử dụng nguyên liệu mới Lyocell, ứng dụng phầm mềm thiết kế vải dệt thoi, phầm mềm tính toán phương án pha bông, công nghệ sản xuất vải dệt thoi.