Cloud Economy

Tương quan giữa chất lượng và số lượng nhân lực dệt may

Tương quan giữa chất lượng và số lượng nhân lực dệt may

Vai trò của nguồn nhân lực là rất lớn và có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp hay mỗi một tập đoàn kinh tế lớn. Đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động có vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Khảo sát các doanh nghiệp dệt may Nhà nước (Vinatex) từ năm 1991 – 2003 làm minh chứng điển hình cho thấy ảnh hưởng của công tác đào tạo tới mối tương quan giữa số lượng, chất lượng nguồn nhân lực với số lượng và giá trị sản phẩm xuất khẩu.

Mô hình đã chọn để nghiên cứu mối tương quan giữa số lượng sản phẩm may với số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của Vinatex nói riêng và ngành may Việt Nam nói chung là rất hợp lý. Độ chính xác của mô hình rất cao 97%. Vì vậy có thể sử dụng các phương trình tương quan tuyến tính này để dự báo cho những năm về sau.

Vinatex trong thời gian qua đã chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt về chất lượng đào tạo là hoàn toàn đúng đắn. Khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao làm cho năng suất lao động không ngừng tăng và kết quả làm tăng doanh thu của ngành, tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước và quan trọng là tăng thu nhập cho người lao động trong ngành. Đến lượt mình, khi lợi nhuận ngày càng tăng sẽ là điều kiện rất tốt để Vinatex không ngừng phát triển công tác đào tạo.

Thực hiện chiến lược của ngành là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, xuất khẩu, thun hiều ngoại tệ, hội nhập vào ngành may trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh mới chỉ chỉ có các doanh nghiệp thuộc Vinatex chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của mình. Hiệu quả của công tác này đã nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, uy tín và vị thế của Vinatex ở thị trường trong nước và quốc tế đồng thời không ngừng mở rộng và phát triển sản xuất.

Qua nghiên cứu mô hình đào tạo có hiệu quả của Vinatex chúng ta thấy đây là mô hình điển hình để các doanh nghiệp may trên địa bàn Thành phố học tập và rút ra kinh nghiệm cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù vậy, tác giả của luận văn này cũng mạnh dạn kiến nghị các doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex nói chung và các doanh nghiệp dệtm ay trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nói riêng nên thành lập trung tâm đào tạon guồn nhân lực tại doanh nghiệp, vừa đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu lao động trên thị trường lao động ngành dệt may.