Cloud Economy

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến dệt may

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến dệt may

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời gian qua, được xếp là nước có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai Châu Á, sau Trung Quốc. Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 7% cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ đã đưa đầu tư của Nhà nước và xã hội ngày càng gia tăng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng mạnh sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định tạo nên môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Bên cạnh đó mức sống người dân ngày một cải thiện, từ đó tạo ra nhu cầu lớn hơn và dung lượng thị trường cũng tăng lên.

Quá trình hội nhập kinh tế và sự hấp hẫn đầu tư nước ngoài khi Việt Nam trở thành thành viên WTO đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may mang lại cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu ra thế giới đồng thời sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài giúp doanh nghiệp trong nước có thêm kinh nghiệm quản lý, phát triển thị trường quốc tế và tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, thị trường trở nên đa dạng và phát triển.

Trong thời gian này công ty có thể tận dụng năng lực máy móc công nghệ hiện hiện tại để đáp ứng cho thị trường trung bình mà phần lớn là các tỉnh thành và vùng nông thôn, vốn không đòi hỏi cao về chất lượng thông qua các bạn hàng quen thuộc ở các tỉnh thành và các chợ đầu mối chuyên cung cấp hàng cho bạn hàng ở các tỉnh. Chính sách thông thoáng nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển và tạo sự chủ động cho doanh nghiệp nhà nước đang tạo ra cơ hội cho công ty Dệt May 7 cũng cố năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ – máy móc thiết bị, mở rộng thị phần….

Bên cạnh những cơ hội thì cũng hàm chứa những mối nguy cơ và thách thức: Sự gia nhập WTO tạo nên sự hấp dẫn cho nhà đầu tư tiềm ẩn và rào cản xâm nhập ngành ngày càng thấp, từ đó đối thủ cạnh tranh ngày một tăng.