Cách đọc bảng giá chứng khoán dễ hiểu cho các nhà đầu tư F0

Khi mới bắt đầu quá trình “lướt sóng” điều mà các nhà đầu tư phải làm quen đó chính là biết cách đọc bảng giá chứng khoán. Vì đây là điều cơ bản nhất để người chơi có thể nắm bắt được tình hình đầu tư và thực hiện các giao dịch chứng khoán. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đọc bảng giá chứng khoán một cách đơn giản nhất, bạn chỉ cần nhớ rõ các thuật ngữ dưới đây.

Bảng giá chứng khoán

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán hiện đang có hai bảng giá đặc trưng đại diện cho Sở giao dịch chứng khoán. Trong đó, bảng giá của HoSE đại diện cho sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và  bảng giá HNX đại diện cho Sở giao dịch Hà Nội.

Bên trong, bảng giá HNX sẽ bao gồm sàn HNX và cả thị trường UPCoM. Bên cạnh đó, ở phía trên bảng giá sẽ có các loại hàng hóa khác ví dụ như hợp đồng tương lai, chứng quyền,..

Ngoài ra, bảng giá không phải chỉ được cung cấp bởi mỗi Sở mà mỗi công ty môi giới chứng khoán cũng được thiết kế riêng một bảng giá để phục vụ khách hàng của họ. Nhưng một điều chắc chắn bạn nên biết, đó là cơ bản thì tất cả các thông số ở cả hai bảng giá này là giống nhau vì nguồn dữ liệu đều sẽ được cập nhật từ hai Sở giao dịch chính và trung tâm lưu ký chứng khoán.

bảng giá chứng khoán công ty HSC

Bảng giá trên sẽ hiển thị các trạng thái giao dịch trên thị trường, của từng cổ phiếu,… Chính vì vậy mà việc nhà đầu tư nắm rõ từng chi tiết trên bảng giá này sẽ rất có lợi thế. Nó giúp người chơi có thể nắm bắt diễn biến , hiểu rõ được tình hình của thị trường mà từ đó dẫn đến quyết định mua hoặc bán cổ phiếu cho phù hợp. Có thể nói, hiểu được cách đọc bảng giá chứng khoán là bài học đầu tiên mà các nhà đầu tư tài chính đều phải học qua.

Các chi tiết trên một bảng giá chứng khoán

Hệ thống đồ thị chỉ số

  • VN-Index: Đây là chỉ số biểu hiện xu hướng biến động của giá cả của các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên sàn HoSE
  • VN30-Index: Được hiểu là chỉ số giá của 30 cổ phiếu Bluechip trong thị trường
  • VNX-AllShare: Chính là chỉ số biểu thị chung thể hiện sự thay đổi của tất cả các giá cổ phiếu đang được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán HCM (HoSE) và Hà Nội (HNX).
  • HNX- Index: Là chỉ số mà đã được tính toán dựa trên sự biến động của giá cả các loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn HNX
  • UPCOM-Index: Đây là chỉ số đã được tính toán theo sự thay đổi của giá cả tất cả loại cổ phiếu được giao dịch trên thị trường UPCoM, thuộc sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

Chi tiết mã chứng khoán tại bảng giá HSC

Danh sách các cột trên bảng giá

  • “Mã CK”: Viết tắt của Mã chứng khoán, là danh sách tất cả các loại mã chứng khoán để giao dịch. Những mã này sẽ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ A-Z.
  • “TC”: Viết tắt của giá tham chiếu, được hiển thị màu vàng. Đây là mức giá lúc đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất (sẽ trừ một số trường hợp đặc biệt). Thông thường, giá tham chiếu sẽ được lấy làm cột mốc, cơ sở để bắt đầu tính toán các biên độ giao dịch của các loại cổ phiếu trong phiên giao dịch đó.
  • Nhưng riêng đối với sàn UPCoM, giá tham chiếu này sẽ được tính theo giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.
  • “Trần”: Viết tắt của giá trần, được biểu thị màu tím, đây là mức giá cao nhất mà các nhà đầu tư được phép đặt lệnh giao dịch mua hoặc bán chứng khoán/ cổ phiếu trong ngày hôm đó. Đối với sàn HoSE, giá trần sẽ được tính theo công thức: giá tham chiếu nhân cho 7%. Còn sàn HNX là nhân cho 10% và UPCoM sẽ là 15%
  • “Sàn”: Viết tắt của giá sàn, được biểu thị màu xanh lam. Đây là mức giá thấp nhất mà các nhà đầu tư được phép đặt lệnh mua hoặc bán trong giao dịch ngày hôm đó. Biên độ sẽ tương ứng với giá trần nhưng mà là theo chiều hướng giảm.
  • “Tổng KL”: Viết tắt của tổng khối lượng, đây sẽ là khối lượng cổ phiếu đã được giao dịch trong một phiên.
  • “Bên mua”: Đây sẽ là khu vực hiển thị ba mức giá tốt nhất mà các nhà đầu tư có thể/ nên đặt mua (vì đây là giá đặt mua cao nhất) và khối lượng được đặt mua tương ứng.
  • “Bên bán”: Ở đây sẽ hiển thị cho bạn ba mức giá chào bán tốt nhất (vì đây là giá chào bán thấp nhất) với khối lượng chào bán tương ứng.
  • “Khớp lệnh”: Ở khu vực này, sẽ biểu thị mức giá khớp lệnh mà bạn đặt gần nhất với một cổ phiếu. Trong đó đã bao gồm giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh và cả biên độ giá so với giá tham chiếu.
  • “Giá”: sẽ bao gồm ba cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và “Giá TB”, thể hiện biên độ thay đổi thực tế của cổ phiếu nào đó trong phiên giao dịch.

Hướng dẫn đọc các chi tiết trên bảng giá chứng khoán

Bên trên là một số hiển thị cơ bản nhất trên bảng giá chứng khoán. Mong rằng nó sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư. Các bạn có thể tham khảo thêm cách đọc bảng giá chứng khoán tại đây

Recent Posts

Tài khoản thanh toán Ebiz và hướng dẫn mở tài khoản thanh toán online ACB

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, việc…

7 months ago

Các loại thẻ tín dụng ACB và công thức tính lãi thẻ tín dụng 2024

Trong công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ ở thế kỷ 21, việc sử dụng…

7 months ago

Bài học về xử lý khủng hoảng truyền thông trên kênh tiếp thị

Trong Doanh Nghiệp sự phổ biến của truyền thông mạng xã hội đều có thể…

8 months ago

Xử lý khủng hoảng truyền thông là gì? Khám phá ba đặc tính quan trọng của khủng hoảng

Trong quá trình Doanh nghiệp vận hành và kinh doanh, khả năng đối mặt với…

8 months ago

Xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp – cách khắc phục khi xảy ra

Trong thời đại kỹ thuật ngày nay việc quản lý và việc xử lý khủng…

8 months ago

Làm thế nào để chuẩn bị và xử lý khủng hoảng hiệu quả?

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, khả năng quản lý tình huống khẩn…

9 months ago