Cloud Economy

Chức năng văn hoá của quảng cáo

 

Bản thân của quảng cáo cũng là một sản phẩm văn hoá. Nhiều nhà quảng cáo đã sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng để truyền bá thông điệp văn hoá như đạo đức, lối sống.

“Trong một quảng cáo về sản phẩm bột giặt OMO, hãng quảng cáo này đã sử dụng thông điệp quảng cáo như lời nhắn nhủ đầy yêu thương “ trẻ họ cảm ơn, cành vươn lộc Tết”. Thông điệp của OMO vừa đậm tính nhân văn vừa mang lại vẻ đạp cho thành phố nhân dịp tết đến, trên mặt các trang báo, quảng cáo về OMO càng rực rỡ sắc màu tết. Bức tranh được trưng bày tại công viên Tao Đàn, quận 3, TP HCM từ ngày 1 đến 23/2. Đây là một phần của chương trình “Trẻ học cảm ơn, Cành vươn lộc Tết” do nhãn hàng Omo, công ty Unilever Việt Nam thực hiện nhân dịp Xuân Canh Dần.Bức tranh hoa không chỉ trở thành điểm nhấn cho bộ mặt thành phố  trong dịp Tết, là điểm du xuân độc đáo và thú vị cho các gia đình, mà còn làm ấm thêm những ngày đầu năm mới bởi một thông điệp đầy nhân văn về tình cảm mẹ con, về vẻ đẹp  và cách thể hiện lòng biết ơn đối với mọi người xung quanh”.

Quảng cáo không chỉ mang tính thương mại mà còn mang tính giải trí, hài hước do có sự đầu tư cho hình ảnh, ngôn từ, thiết kế thông điệp. Một hình ảnh con vật ngộ nghĩnh sẽ thu hút sự chú ý của trẻ em, một câu nói dí dỏm sẽ gây sự thích thú đối với người đọc, nghe, xem…

Tuy nhiên quảng cáo còn bị buộc tội là hung bạo. Để thu hút sự chú ý của quần chúng, người làm quảng cáo có lúc không ngần ngại dùng những hình ảnh dữ dội và khiêu khích, nhiều khi gây xúc động mạnh, nhất là đối với trẻ em.