Cloud Economy

Khuôn khổ pháp lý của thương mại điện tử

Để thúc đẩy TMĐT, nhất thiết cần phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý cụ thể. Khung pháp luật này sẽ đ­ược áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thư­ơng mại nói chung và giao dịch TMĐT nói riêng, không phân biệt mục đích tiêu dùng hay kinh doanh. Trước hết, chính phủ từng nước phải thiết lập khuôn khổ phỏp lý đối với các vấn đề được coi là trở ngại và khó khăn về pháp lý cho sự phát triển của TMĐT

Khuôn khổ phỏp lý của một quốc gia cũng sẽ liên quan mật thiết tới khuôn khổ phỏp lý quốc tế, cộng thờm với cỏc phức tạp khỏc của kinh tế-thương mại qua biên giới, trong đó khía cạnh quan trọng nhất là thương mại điện tử mang tính không có biên giới, do đó làm mất đi tính ranh giới địa lý vốn là đặc tính cố hữu của ngoại thương truyền thống, dẫn tới những khó khăn to lớn về luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng, về thanh toán và đặc biệt là về thu thuế.

Việc thu thuế và quản lý xuất nhập khẩu là một thách thức lớn đối với các quốc gia tham gia vào giao dịch TMĐT. Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi, mà toà án và các phư­ơng thức giải quyết tranh chấp truyền thống khác sẽ không còn hoàn toàn thích hợp và hữu hiệu cho việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm liên quan tới các giao dịch điện tử, bởi TMĐT mang tính không biên giới về mặt địa lý và đa dạng về chủ thể và hình thức giao dịch. Vấn đề cũn khú khăn hơn nữa là đánh thuế các dung liệu tức là các hàng hoá “phi vật thể” (như âm nhạc, chương trỡnh truyền hỡnh, chương trỡnh phần mềm v.v… giao trực tiếp giữa cỏc đối tác thông qua mạng).

Tất cả những vấn đề ấy đũi hỏi phải cú cỏc nỗ lực tập thể nhằm đạt tới cỏc thoả thuận quốc tế làm nền tảng pháp lý cho sự phát triển TMĐT.