Mách bạn những kiến thức cơ bản về chứng khoán

Chúng ta đã có một năm kinh tế đầy biến động. Thị trường biến động là vậy nhưng dòng tiền vẫn liên tục được“bơm căng” vào thị trường chứng khoán. Chắc bạn đã có câu trả lời. Nếu bạn không muốn mất tiền với thị trường này thì lại đây tôi mách bạn những kiến thức cơ bản về chứng khoán. Các trader trẻ tuổi khi bước vào thị trường này thì hết sức cẩn thận đấy nhé.

Bạn cần chuẩn bị gì khi tham gia thị trường chứng khoán?

Cũng như bao thị trường tài chính khác, trước hết bạn cần chuẩn bị cho mình một tâm hồn thật đẹp, tinh thần bằng sắt đá, đứng vững bằng kiềng 3 chân nếu chia 2, chia 3 tài khoản cũng không dễ lung lay và phải tin tưởng vào chính bản thân mình. Trên thị trường, các nhà đầu tư rất dễ bị ảnh hưởng vì tác động tâm lý và cũng chính vì tâm lý gây nên các cuộc rung lắc dữ dội.

Yếu tố tâm lý tác động rất nhiều đến quyết định đầu tư của các bạn. Những trader vào nghề lâu năm đôi khi vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lý đó. Còn các trader mới vào nghề như chúng ta thì: mua rồi sợ nến không bay, mua theo đám đông,…Cho nên các trader mới nghe tôi, tôi chỉ cho những kiến thức cơ bản về chứng khoán nhưng trước hết chuẩn bị tâm lý vững vàng khi lên sàn nha. Tịnh tâm và thiền khi cần, không sai đâu.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chơi chứng khoán hiệu quả cho những người mới

Kiến thức cơ bản về chứng khoán

Các loại chứng khoán phổ biến trên thị trường

Những loại chứng khoán sau đây mà các bạn có thể kiếm lời từ nó

Cổ phiếu: Là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Đây là loại phổ biến và quen thuộc với các trader.

Cổ phiếu là gì?

Trái phiếu: là  một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành buộc phải trả cho người sở hữu trái phiếu với một khoản tiền cụ thể và trong khoảng thời gian xác định. Có thể là doanh nghiệp hay nhà nước phát hành trái phiếu.

Chứng chỉ quỹ : Là xác định quyền sở hữu vốn góp trong một quỹ đầu tư đại chúng nào đó. Hiểu đơn giản là chúng ta góp vốn vào quỹ đầu tư để họ đầu tư cho chúng ta. Công ty quản lý quỹ này sẽ dùng số tiền này đầu tư vào các kênh phù hợp để sinh lời. Sau đó, khoản lợi nhuận mà các quỹ thu về sẽ chi lạ cho các nhà đầu tư là chúng ta. Các bạn có thể mua qua trung gian như Finhay, Tikcop,..hay mua thẳng tại công ty chứng khoán như VNINDEX, HSC, VPS,…

Trước mắt tôi chỉ giới thiệu cho các bạn 3 loại chứng khoán phổ biến trên thị trường còn nhiều loại chứng khoán khác nó phức tạp và sẽ khó hiểu cho người mới, khi nào bạn đã có kiến thức cơ bản về chứng khoán thì hãy tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức của mình và tăng thu nhập nhé.

Ngày giao dịch, Ngày Thanh toán ( T, T+1; T+2, T+3)

Nghe hơi khó hiểu đúng không nào? Nhưng dễ lắm đọc cái là hiểu mà. Tôi ví dụ về cổ phiếu nhé:

Ta có: Chữ T (tiếng Anh là Transaction) là ngày diễn ra giao dịch, còn các số 1, 2, 3 là biểu thị của ngày làm việc thứ bao nhiêu sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền hoặc chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.

Giải thích rõ hơn nhé:

Ngày giao dịch (T) : ngày mình tiến hành đặt lệnh mua/bán cổ phiếu thành công có nghĩa bạn đã chốt mua/bán ở mức giá đó.

Ngày thanh toán (T+1) : ngày cổ phiếu được chuyển nhượng chính thức giữa người mua và người bán. Theo quy định, thời gian chuyển nhượng sẽ vào cuối ngày T+2 là 16h30, tức là vào thời điểm này, người mua nhận được cổ phiếu và người bán nhận được số tiền. Nhưng trong ngày này người mua chưa thể bán ra đâu nhé.

Ngày tiếp theo (T+2, T+3): Sau ngày T+1 là bạn co thể mua bán trao đổi cổ phiếu rồi nhé.

Quy định giờ giao dịch chứng khoán

Như các bạn đã biết, chứng khoán chỉ giao dịch vào ngày giờ hành chính và nghỉ T7, CN, Lễ, Tết. Không phải tự nhiên như vậy, mà mỗi công ty chứng khoán đều quy định giờ giấc mở phiên và đóng phiên khác nhau. Hầu hết các sàn bắt đầu từ 9h, nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h và đóng cửa lúc 15h. Trong đó giờ nghỉ trưa là giờ mà các bạn không thể giao dịch và ở trạng thái chờ.

Để các bạn dễ hiểu, tôi lấy ví dụ về 3 sàn phổ biến là HNX, HOSE, UPCOM như bảng sau đây:

Giờ giao dịch chứng khoán

Có các thuật ngữ:

ATO ( At the Opening) : Giờ mở cửa,

Thời gian đặt mua chứng khoán ở giá mở cửa, bạn mua vào giờ này thường sẽ mua với mức giá đóng cửa của ngày hôm qua. Lưu ý, trong phiên này, các trader sẽ không được phép sửa đổi hay hủy lệnh. Các nhà đầu tư cần có sự tính toán và nhiều kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán thì mới có cách đặt lệnh hợp lý và tối ưu nhất.

ATC (At the Close) : Giờ đóng cửa

Lệnh ATC được ưu tiên khớp lệnh ở thời điểm cuối phiên giao dịch sẽ có tác dụng giúp nhà đầu tư nắm được giá đóng cửa và chuẩn bị cho ngày hôm sau. Cũng như ATO, giao dịch ở trong phiên ATC không được phép sửa hay hủy lệnh. Hãy cân nhắc kỹ trước khi giao dịch, vì có thể gặp phải rủi ro khi bán giá quá thấp hoặc mua giá quá cao. Người ta gọi là bị ép trở thành holder chứ tôi đang lướt sóng mà.

Như vậy là các bạn đã nắm rõ các kiến thức cơ bản về chứng khoán. Hãy làm tập làm quen và bắt đầu tìm hiểu thị trường chứng khoán, đừng trade vội nhé nếu như không muốn mất tiền vì những sai lầm không đáng có. Vì rất nhiều người họ bước chân vào thị trường, họ “chơi” chứng khoán chứ họ không đầu tư nên mất tiền là điều dễ hiểu. Hãy xác định tư duy của mình ngay từ ban đầu là “đầu tư” chứng khoán chứ không chơi đùa với số tiền mình. Hãy là một nhà đầu tư thông minh, luôn theo sát thị trường, và cung cấp đầy đủ kiến thức trước khi lên sàn bạn nhé.

Recent Posts

Tài khoản thanh toán Ebiz và hướng dẫn mở tài khoản thanh toán online ACB

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, việc…

9 months ago

Các loại thẻ tín dụng ACB và công thức tính lãi thẻ tín dụng 2024

Trong công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ ở thế kỷ 21, việc sử dụng…

9 months ago

Bài học về xử lý khủng hoảng truyền thông trên kênh tiếp thị

Trong Doanh Nghiệp sự phổ biến của truyền thông mạng xã hội đều có thể…

10 months ago

Xử lý khủng hoảng truyền thông là gì? Khám phá ba đặc tính quan trọng của khủng hoảng

Trong quá trình Doanh nghiệp vận hành và kinh doanh, khả năng đối mặt với…

10 months ago

Xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp – cách khắc phục khi xảy ra

Trong thời đại kỹ thuật ngày nay việc quản lý và việc xử lý khủng…

10 months ago

Làm thế nào để chuẩn bị và xử lý khủng hoảng hiệu quả?

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, khả năng quản lý tình huống khẩn…

10 months ago