Phân tích rủi ro trong kinh doanh tại thị trường Việt Nam

Rủi ro là điều hiển nhiên sẽ xảy ra dù đó là Doanh nghiệp lâu đời hay mới được start-up. Việc nhận diện, chấp nhận và chủ động lên các kế hoạch đối phó cho các rủi ro là điều mà các tập đoàn, tổ chức, công ty cần phải làm để những ảnh hưởng xấu của nó tác động đến hoạt động kinh doanh ở mức nhẹ nhất có thể. Cùng tìm hiểu và phân tích rủi ro trong kinh doanh tại thị trường Việt Nam!

Phân tích rủi ro kinh doanh

Những loại rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng và biến hóa khôn lường vì vậy mà những đội ngũ quản lý khủng hoảng luôn phải cập nhật kiến thức mới nhất để lên kế hoạch và xử lý các tình huống rủi ro xảy đến bất ngờ. Sau đây là những rủi ro thường gặp:

Rủi ro cạnh tranh

Dù Doanh nghiệp hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào thì cũng đều có các đối thủ cạnh tranh với công ty minh. Sự cạnh tranh là điều cần thiết trong đời sống để mọi người có thể phát triển mạnh mẽ tuy nhiên nó cũng sẽ gây ra bất lợi và khó khăn chẳng hạn như đối thủ có địa điểm buôn bán là mặt tiền thuận lợi hơn rất nhiều có với mặt bằng trong hẻm của Doanh nghiệp.

Rủi ro kinh tế

Nền kinh tế thị trường tác động rất lớn đến doanh thu của Doanh nghiệp. Nếu thị trường phát triển mạnh mẽ thì các khách hàng không ngại chi trả những sản phẩm và dịch vụ đắt đỏ để phục vụ, thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái thì mọi người thường cắt giảm chi tiêu khá nhiều để đảm bảo cuộc sống ấm no, khiến cho việc kinh doanh của các Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Rủi ro hoạt động

Trong suốt quá trình hoạt động sẽ có những lúc gặp Doanh nghiệp gặp phải rủi ro tiềm ẩn như ban hậu cần trong sự kiện ngoài trời quên mua áo mưa cho backup plan nếu trời mưa; thợ cắt tóc không làm đúng như yêu cầu của khách hàng; xe chở khách du lịch bị xì bánh trong chuyến hành trình trải nghiệm;…

Ngăn chặn rủi ro

Rủi ro pháp lý

Luật pháp của nhà nước thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính vì vậy bộ phận pháp chế của các tập đoàn, công ty lớn cần phải cập nhất những thông tin mới nhất để không vô tình đẩy Doanh nghiệp vào thế vi phạm pháp luật.

Rủi ro chiến lược

Những nhà lãnh đạo cần phải có “một cái đầu lạnh” để không bị cảm xúc chi phối làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì những giây phút không khôn ngoan có thể làm sụp đổ cả công ty ví dụ điển hình là chuỗi trung tâm anh ngữ APAX và tập đoàn Khải Silk.

Rủi ro uy tín

Thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng về độ uy tín khi thiếu tôn trọng khách hàng, chất lượng sản phẩm tệ, dịch vụ cung cấp kém chất lượng,…những điều này sẽ đẩy Doanh nghiệp vào vực thẳm của khủng hoảng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận. Hơn nữa là rất khó để lấy lại danh tiếng sau những chuỗi khủng hoảng về độ tin cậy của thương hiệu.

Rủi ro lãi suất

Nhà nước thay đổi lãi suất nhằm kìm hãm quá trình lạm phát xảy ra trên thị trường. Chính vì vậy mà lãi suất hiện tại đang rất cao để mọi người ít mua sắm, chi tiêu hơn. Tuy nhiên điều này làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp bởi hầu hết các công ty đều vay nợ lãi suất ngân hàng để làm đòn bẩy đầu tư và phát triển.

Rủi ro về lãi suất

Quá trình phân tích rủi ro trong kinh doanh

Có 3 giai đoạn trong quá trình phân tích rủi ro:

Xác định rủi ro

Doanh nghiệp cần rà soát hàng loạt các nguy cơ xảy ra bằng các công cụ social listening hoặc nghiên cứu thị trường tổng quát. Sau đó đánh giá, phân loại, xếp hạng mức độ, xác suất xảy ra.

Đánh giá mức độ rủi ro ảnh hưởng

Việc đánh giá mức độ những rủi ro có thể gây ra để Doanh nghiệp lường trước các hậu quả sẽ gặp phái và dễ dàng nhận dạng được rủi ro ấy là gì

Đối phó rủi ro

Các Doanh nghiệp cần chủ động lên trước các kế hoạch phòng chống và biện pháp khắc phục hậu quả mà rủi ro gây ra. Việc này giúp cho công ty đối phó được khủng hoảng dễ dàng hơn và bình tĩnh giải quyết theo quy trình.

Tổng kết

Bài viết đã cung cấp cho Doanh nghiệp những loại rủi ro phổ biến và quá trình phân tích rủi ro kinh doanh như thế nào. Hi vọng đây là những thông tin giúp ích được cho quá trình phát triển bền vững của công ty. Nếu Doanh nghiệp muốn biết thêm về những rủi ro tiềm ẩn khác trong kinh doanh, truyền thông, hãy liên hệ với Kompa để được hỗ trợ tốt nhất và tư vấn về các gói dịch vụ truyền thông hiệu quả.

>>>Xem thêm: 9 vấn đề rủi ro trong doanh nghiệp

Recent Posts

Tài khoản thanh toán Ebiz và hướng dẫn mở tài khoản thanh toán online ACB

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, việc…

7 months ago

Các loại thẻ tín dụng ACB và công thức tính lãi thẻ tín dụng 2024

Trong công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ ở thế kỷ 21, việc sử dụng…

7 months ago

Bài học về xử lý khủng hoảng truyền thông trên kênh tiếp thị

Trong Doanh Nghiệp sự phổ biến của truyền thông mạng xã hội đều có thể…

8 months ago

Xử lý khủng hoảng truyền thông là gì? Khám phá ba đặc tính quan trọng của khủng hoảng

Trong quá trình Doanh nghiệp vận hành và kinh doanh, khả năng đối mặt với…

8 months ago

Xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp – cách khắc phục khi xảy ra

Trong thời đại kỹ thuật ngày nay việc quản lý và việc xử lý khủng…

8 months ago

Làm thế nào để chuẩn bị và xử lý khủng hoảng hiệu quả?

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, khả năng quản lý tình huống khẩn…

9 months ago