Phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đời sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu về các loại sản phẩm điện tử gia dụng ngày càng gia tăng, tạo nên một thị trường nội địa đầy tiềm năng ở Việt Nam, việc tạo ra được các thành phẩm điện tử gia dụng có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu là điều khó thực hiện được trong thời gian ngắn. Trong lĩnh vực ĐTGD, Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn đến sản xuất linh kiện phục vụ lắp ráp ngay trong nước, hơn là xây dựng thương hiệu ĐTGD nội địa, ít nhất là trong giai đoạn trước mắt.

Không kể Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực đã trở thành các trung tâm cung cấp linh kiện điện tử cho thị trường toàn cầu. Hiện tại Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các quốc gia này về sản xuất linh kiện điện tử, nhất là các chi tiết có giá trị cao. Tận dụng lợi thế về dung lượng thị trường với dân số đông và đặc điểm nguồn nhân lực, doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung vào sản xuất các chi tiết có kích thước lớn liên quan đến kim loại và nhựa cho ngành ĐTGD, từ đó mở rộng sang các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao hơn như ô tô, thiết bị máy nông nghiệp, máy xây dựng. Trong quá trình phát triển này, Việt Nam cũng có thể dần dần lựa chọn ra một số lĩnh vực linh kiện có giá trị cao hơn, đòi hỏi kỹ năng khéo léo và tập trung vào đó để cung ứng toàn diện cho khu vực hay toàn cầu sau này.

CNHT ngành ĐTGD Việt Nam nên phát triển theo hướng tập trung vào các linh kiện kim loại, linh kiện nhựa và cao su. Việc sản xuất các linh kiện này tương đối phù hợp với trình độ hiện nay của các ngành công nghiệp Việt Nam, tận dụng được các lợi thế cạnh tranh quốc gia và quan trọng nhất là ít chịu tác động nhất của sự thay đổi vốn diễn ra rất nhanh chóng trong ngành CNĐT chủ yếu dựa trên sự phát triển của các linh kiện điện tử thông minh.

Hiện nay, các linh kiện điện và điện tử có kích thước nhỏ và giá trị cao được nhập khẩu từ các nước trong khu vực vào Việt Nam để lắp ráp, các doanh nghiệp cung ứng cho các nhà lắp ráp trong lĩnh vực kim loại và nhựa cho ĐTGD cũng chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như đang đứng ngoài ngành ĐTGD, kể cả lĩnh vực lắp ráp lẫn lĩnh vực cung ứng sản xuất linh kiện.

Phần linh kiện điện tử sẽ được nhập khẩu từ bên ngoài, còn các linh kiện nhựa và kim loại được sản xuất cho ngành xe máy, ĐTGD, tiến tới cung ứng cho ô tô và các ngành chế tạo máy móc khác như máy xây dựng, máy công nghiệp, đóng tàu…

Recent Posts

Tài khoản thanh toán Ebiz và hướng dẫn mở tài khoản thanh toán online ACB

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, việc…

7 months ago

Các loại thẻ tín dụng ACB và công thức tính lãi thẻ tín dụng 2024

Trong công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ ở thế kỷ 21, việc sử dụng…

7 months ago

Bài học về xử lý khủng hoảng truyền thông trên kênh tiếp thị

Trong Doanh Nghiệp sự phổ biến của truyền thông mạng xã hội đều có thể…

8 months ago

Xử lý khủng hoảng truyền thông là gì? Khám phá ba đặc tính quan trọng của khủng hoảng

Trong quá trình Doanh nghiệp vận hành và kinh doanh, khả năng đối mặt với…

8 months ago

Xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp – cách khắc phục khi xảy ra

Trong thời đại kỹ thuật ngày nay việc quản lý và việc xử lý khủng…

8 months ago

Làm thế nào để chuẩn bị và xử lý khủng hoảng hiệu quả?

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, khả năng quản lý tình huống khẩn…

9 months ago