Social listening và cách sử dụng keywords hiệu quả

Hãy tìm hiểu cách Social listening giúp các doanh nghiệp đánh giá quan điểm của khách hàng về doanh nghiệp. Cũng như một số ví dụ thực tế về việc xây dựng một chiến lược “lắng nghe” hay sử dụng Social listening keywords hiệu quả.

Social listening là gì?

Social listening hay Social media listening có thể hiểu là lắng nghe cộng đồng hoặc lắng nghe truyền thông. Đó là quá trình phân tích các cuộc hội thoại trực tuyến về thương hiệu, ngành, doanh nghiệp nhằm tìm hiểu thêm về đối tượng khách hàng. Lắng nghe xã hội bao gồm 2 bước chính là lắng nghe (khách hàng, đối thủ, ngành hàng) và phân tích nhằm cải thiện, thay đổi để phát triển.

Doanh nghiệp cần lắng nghe để phát triển

Ví dụ về Social listening có thể kể đến trường hợpc bộ sưu tập “Bloomin’ Central” của nhãn hàng Biti’s và VietMax. Với ý định thiết kế sản phẩm nhằm tôn vinh nét văn hóa của miền Trung, thế nhưng những mẫu concept art và sample được tung ra lại dính nghi vấn sử dụng những hoa văn thổ cẩm được đặt từ Trung Quốc (Taobao). Điều này là làm dậy sóng trên những nền tảng mạng xã hội như facebook. Nhưng chỉ chưa đầy 24h sau sự cố, Biti’s đã có màn nhận lỗi công khai, thừa nhận thiếu sót và đưa ra khẳng định sẽ cải thiện sản phẩm. Kết quả là bộ sưu tập đã được lột xác, thuần Việt hơn và được đón nhận nồng nhiệt từ những sneakerhead Việt Nam.

Đôi giày tạo nên “sóng gió” cho Biti’s

Qua ví dụ trên, ta có thể thấy việc kịp thời nắm bắt ý kiến và nguyện vọng của khách hàng là cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp có thể ứng biến, thích nghi và tồn tại.

Và một thành tố quan trọng trong quá trình “lắng nghe” đó chính là xác định được những Social listening keywords, vậy chúng là gì?

Keyword là gì?

Như chúng ta đều biết, Social listening là một quá trình lắng nghe trên mạng xã hội. Có những công cụ riêng (tools) hay phần mềm để thực hiện quá trình đó (ví dụ như KOMPA). Điều đầu tiên cần có để thực hiện việc lắng nghe đó chính là xác định keyword bạn muốn “nghe”.

Vậy keyword có thể hiểu chính là những từ khóa bạn muốn tìm hiểu trên các nền tảng truyền thông hay các trang web. Một số keyword cơ bản và quan trọng trong quá trình lắng nghe của doanh nghiệp có thể kể đến như: tên thương hiệu/công ty/doanh nghiệp (Apple, Samsung), tên chiến dịch marketing/hoạt động thiện nguyện/sự kiện (Đèn Đom Đóm của Dutch Lady), các cá nhân nổi bật (như Phạm Nhật Vượng – chủ tịch của VinGroup), đối thủ của doanh nghiệp…

Tùy theo nhu cầu phân tích, mục đích, chiến lược của công ty mà có thể lựa chọn và tận dụng tối đa một nhóm keyword. Ví dụ: Khi muốn thăm dò thái độ của khách hàng về một chiến dịch mới của hãng, “Bàn tiệc Tết dài nhất châu Á” của Coca Cola chẳng hạn.

Việc nắm bắt được keyword chính xác là yếu tố quyết định cho sự hiệu quả của cả quá trình lắng nghe cộng đồng cũng như sự thay đổi sau đó của doanh nghiệp.

Chọn Social listening keywords đúng – chìa khóa để thu thập thông tin hiệu quả

Xây dựng một chiến lược Social listening hiệu quả

Để bắt đầu thì cần có sự chuẩn bị, vậy chuẩn bị cho một chiến lược cho hoạt động Social listening như thế nào? Dưới đây là những bước cơ bản để xây dựng nên một chiến lược hiệu quả:

  • Đặt mục tiêu và KPIs cụ thể: Đặt mục tiêu cụ thể và thực tế cho quá trình “lắng nghe” và phân tích. Chẳng hạn: Nội dung, hoạt động nào liên quan đến doanh nghiệp được nhiều lượt thích, bình luận và chia sẻ nhất?
  • Chọn một công cụ Social listening tool: Có rất nhiều công cụ phục vụ cho hoạt động này. Việc cần cân nhắc là những chức năng nào của công cụ phù hợp với mục đích của doanh nghiệp, ngân sách cho hoạt động, cách sử dụng…
  • Hiểu đối tượng mục tiêu: Hãy lập một danh sách những điều đối tượng cần lắng nghe dựa thông tin hiện có. Khách hàng thích gì ở sản phẩm hiện tại? thái độ của khách hàng với sản phẩm mới như thế nào?
  • Chọn keywords phù hợp: Chọn những từ khóa, cụm từ đảm bảo được chất lượng thông tin thu thập được. Ví dụ: Tên thương hiệu, slogan, insight khách hàng đã có, tên sản phẩm…
  • Xác định kênh thu thập thông tin: Những cuộc trò chuyện xảy ra ở mọi ngóc ngách trên internet, việc bạn thu thập được tất cả thông tin từ các cuộc trò chuyện là không thể. Thế nên bước đầu hãy xác định các kênh, trang thông tin có đông khách hàng của bạn, sau đó mới từ từ triển khai qua các kênh khác. Ví dụ: doanh nghiệp bắt đầu bằng facebook, sau đó mở rộng sang instagram, youtube, twitter…
  • Lọc dữ liệu: Sau khi thu thập thông tin thô, bạn hãy phân loại chúng theo các từ khóa và nhu cầu tìm hiểu của bạn nhưTheo lượt yêu thích, theo thái độ (tích cực, tiêu cực), nền tảng nào…
  • Định lượng kết quả: Hãy đo lường kết quả theo KPIs đặt ra và sau đó áp dụng những chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Các kết quả đó có thể là: thái độ khách hàng đối với sản phẩm, mong muốn khách hàng…

Tổng kết

Trên đây là thông tin về hoạt động Social listening, Social listening keywords cũng như các bước xây dựng một chiến lược lắng nghe cộng đồng hiệu quả. Hy vọng bài viết có thể giúp ích và đem lại những kiến thức mới cho bạn.

>>>Xem thêm: Sử dụng social listening để nghiên cứu thị trường

Recent Posts

Tài khoản thanh toán Ebiz và hướng dẫn mở tài khoản thanh toán online ACB

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, việc…

7 months ago

Các loại thẻ tín dụng ACB và công thức tính lãi thẻ tín dụng 2024

Trong công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ ở thế kỷ 21, việc sử dụng…

7 months ago

Bài học về xử lý khủng hoảng truyền thông trên kênh tiếp thị

Trong Doanh Nghiệp sự phổ biến của truyền thông mạng xã hội đều có thể…

8 months ago

Xử lý khủng hoảng truyền thông là gì? Khám phá ba đặc tính quan trọng của khủng hoảng

Trong quá trình Doanh nghiệp vận hành và kinh doanh, khả năng đối mặt với…

8 months ago

Xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp – cách khắc phục khi xảy ra

Trong thời đại kỹ thuật ngày nay việc quản lý và việc xử lý khủng…

8 months ago

Làm thế nào để chuẩn bị và xử lý khủng hoảng hiệu quả?

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, khả năng quản lý tình huống khẩn…

9 months ago